
Trà đạo là một biểu tượng văn hóa Á Đông, nó nâng tầm việc uống trà thành một hành trình đầy nghệ thuật, với từng công đoạn chi tiết và đòi hỏi kỹ thuật.
Trà đạo là gì?

Trà đạo là một nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản, trong tiếng Nhật nó được gọi là hay chado (sado), nhằm nói về việc chuẩn bị và uống trà xanh matcha. Tuy nhiên, nó không đơn thuần chỉ là một thói quen uống trà, trà đạo còn là một nghi thức giàu tính triết lý, thể hiện sự hòa hợp, thanh tịnh và lòng tôn kính. Do đó, quá tình này diễn ra rất cầu kỳ.
Trà đạo xuất hiện từ thế kỷ 15 - 16 và bậc thầy trà Sen no Rikyū đã tạo nên sự tiếng tăm của hình thức này, trong đó trà đạo rất chú trọng vào nhiều yếu tố như không gian, cách bài trí nơi thưởng trà, khâu chuẩn bị trà và sự tương tác giữa người thưởng trà, tạo nên một trải nghiệm tinh tế về mọi mặt.
Trà đạo chính là việc nâng tầm nghệ thuật của việc thưởng trà lên một tầm cao mới.
Trà đạo Việt Nam
Nghệ thuật trà đạo ở mỗi quốc gia mang một nét đẹp riêng. Dù phong cách khác biệt, tất cả đều có điểm chung, đó chính là sự trân trọng và yêu thương trà. Trà đạo Việt Nam là cũng yêu cầu sự tỉ mỉ trong việc chuẩn bị nguyên liệu và lúc pha chế. Trong những dịp đặc biệt, trà còn được sử dụng để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia, như trà mạn sen Đầm Trị Hồ Tây, bạch trà chốt đỉnh 2.000 shan tuyết cổ thụ, ô long lão trà từ cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
Những dòng trà truyền thống

Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng về trà, nên có rất nhiều loại trà được sản xuất ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ví dụ trà xanh ( lục trà), trà ô long, trà Thiết Quan Âm, Phổ Nhĩ và Long Tỉnh... Đây đều những loại trà được yêu thích tại Việt Nam. Mỗi loại trà sở hữu hương vị riêng biệt, phù hợp với nhu cầu và sở thích khác nhau.
Không gian uống trà
Không gian thưởng trà lý tưởng của người Việt thường có xu hướng gắn liền với thiên nhiên, tạo sự gần gũi, mộc mạc. Có chọn những nơi thoáng mát, như bên hiên nhà, dưới bóng cây cổ thụ mát mẻ, cạnh bờ suối trong veo. Trong không gian ấy, tách trà sẽ là sự kết nối và cho những cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều.
Phương pháp pha trà

Chất liệu gốm sứ Bát Tràng cao cấp hay ấm tử sa luôn là lựa chọn hàng đầu. Người Việt sử dụng các ấm trà nhỏ, giúp không chỉ giúp trà giữ được trọn vẹn hương vị mà còn giữ nhiệt tốt, đồng thời tạo nên tính thẩm mỹ khi thưởng trà. Từng chén trà sau khi hãm xong sẽ được rót ra những tách trà nhỏ, sau đó vừa hàn huyên vừa thưởng từng ngụm nhỏ để cảm nhận vị và hương trà.
Trà đạo Trung Hoa
Trung Quốc là cái nôi của trà, nên quốc giá này có nền văn hóa thưởng trà lâu đời và mang nhiều giá trị văn hóa.
Các dòng trà phổ biến

Trung Quốc là nơi nổi tiếng với nhiều loại trà như Đại Hồng Bào, Chính Sơn Tiểu Chủng,... với các dòng trà xanh, hồng trà, bạch trà, trà ô long... Các loại trà này đều ngon và có hương vị đặc trưng, do đó, nó giúp người uống trà có nhiều trải nghiệm khác nhau.
Nghệ thuật pha trà
Trong trà đạo Trung Hoa, việc pha trà được xem như một môn nghệ thuật cần có sự am hiểu sâu sắc. Người pha trà sẽ chọn những dụng cụ pha trà phù hợp, với kích thước nhỏ, nhằm điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp, kỹ thuật pha trà cũng cần kiểm soát thời gian hãm trà, cách rót trà để trà đạt được hương vị toàn mỹ nhất.
Văn hóa trà
Không chỉ là đồ uống quen thuộc, trà còn là sự kết nối giữ những buổi gặp gỡ, từ những buổi trò truyện gia đình, bạn bè hay các dịp trọng đại. Ấm trà thể hiện sự hiếu khách, mến mộ lẫn nhau.
Trà đạo Nhật Bản
Tại Nhật Bản, trà đạo là một nghệ thuật mang tính trang trọng, nên nghệ thuật trà đạo ở đất nước này vẫn luôn được đánh giá cao.
Cách thức uống trà

Mỗi buổi trà đạo tại Nhật diễn ra theo đúng trình tự nghiêm ngặt. Người chủ trì buổi trà phải có kỹ thuật và tuân thủ đầy đủ các bước từ chọn trà, đun nước, pha trà, rót trà ra tách đến mời khách, tất cả đều toát lên sự chỉn chu và tinh tế. Khi người đối diện nhìn cách họ làm cũng cảm nhận được sự chuyên nghiệp, mỗi tách trà vừa thể hiện lòng yêu trà và mến khách.
Không gian uống trà
Không gian thưởng trà tại Nhật cũng được lựa chọn kỹ, với thiết kế tối giản, ánh sáng nhẹ, không gian thoáng đãng, bàn ghế và các dụng cụ pha trà được sắp xếp ngăn nắp, hài hòa. Sự giản đơn ấy sẽ giúp người tham gia buổi thưởng trà cảm thấy an nhiên, thư giãn và tận hưởng trọn vẹn hương vị lẫn chiều sâu tinh thần của trà đạo.
Văn hóa trà đạo

Trà đạo Nhật Bản đề cao sự chân thành và lòng hiếu khách. Một chén trà không chỉ là đồ uống đơn thuần mà nó cũng thể hiện lòng tôn trọng, tình cảm của người chủ đối với khách của mình, nó là một hành trình nghệ thuật.
Các nguyên tắc trà đạo
Trà đạo có 5 nguyên tắc mà những ai sánh trà đều biết và luôn thực hiện theo, bao gồm " Nhất thủy – Nhì trà – Tam pha – Tứ ấm – Ngũ quần anh”. Đây là điều cốt lõi để tạo nên những tách trà ngon và mang đậm tinh thần trà đạo.