
Matcha được làm từ búp trà xanh tươi, nên nó có chứa tannin, matcha không trực tiếp gây thiếu máu do thiếu sắt mà nó có thể cản trở việc hấp thu sắt nếu bạn uống ngay sau bữa ăn.
Nguồn gốc của bột matcha

Bột matcha là một loại bột trà xanh mịn, được ưu chuộng trong lĩnh vực ẩm thực và làm đẹp. Loại bột này có xuất xứ từ Trung Quốc, tuy nhiên, phải đến khi được du nhập vào Nhật Bản, matcha mới thực sự được nâng tầm, hoàn thiện, từ đó trở thành một đồ uống quen thuộc của người Nhật.
Tên gọi “matcha” được giải nghĩa như sau: “ma” có nghĩa là nghiền thành bột, “cha” nghĩa là trà. Từ nhiều năm về trước, matcha được xem là một loại thức uống chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc và tầng lớp tu sĩ. Ngày nay, matcha đã là loại bột phổ biến trên toàn thế giới, mà ai cũng có thể dùng.
Không giống như bột trà xanh thông thường, bột matcha được làm hoàn toàn từ những búp trà non, đây là phần ngon và giàu dưỡng chất nhất của cây trà. Trước khi thu hoạch, cây trà sẽ được che nắng, những búp trà tươi sẽ được hái và mang đi hấp chín bằng hơi nước, rồi sấy gió cho trà khô, tiếp đó mới được loại bỏ hết gân trên búp trà và nghiền thành bột. Quá trình này giúp bột matcha không chỉ bảo toàn hương vị trọn vẹn mà còn giữ được các dưỡng chất.
1 thìa matcha chứa bao nhiêu caffein?

Matcha là bột mịn được làm từ lá trà xanh tươi, đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất, đồng thời còn chứa các hợp chất thực vật có khả năng chống viêm. Đặc biệt, bộ đôi caffeine và L-theanine, giúp bạn tỉnh táo, thư giãn tâm trí, bổ sung năng lượng nhẹ nhàng mà không gây bồn chồn, mệt mỏi như khi uống cà phê.
Theo đó, 1 muỗng cafe bột matcha chứa khoảng 70- 80mg caffeine - liều lượng này bạn có thể dùng để pha 1 cốc matcha. Còn 1 ly cà phê thì có nhiều caffein hơn, khoảng 90mg.
Uống matcha có tăng nguy cơ thiếu máu không?
Nhiều người lo ngại rằng khi sử dụng matcha, bởi vì lượng tannin cao, thành phần này có thể cản trở cơ thể hấp thụ sắt, nếu bạn sử dụng sai cách. Tannin, một loại chất chống oxy hóa có ích cho sức khỏe. Nhưng tannin cũng có thể làm giảm hấp thụ sắt, tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt...
So sánh tannin trong matcha với các nguồn thực phẩm khác

Tannin không chỉ có trong matcha, mà nó còn hiện diện ở nhiều thực phẩm khác như cà phê, một số loại rau lá xanh, socola và các loại trà khác. Tuy nhiên, matcha lại là thực phẩm mà tannin đặc biệt cô đặc trong loại bột này.
Theo một nghiên cứu, EGCG một hợp chất chống oxy hóa có trong matcha cao gấp 137 lần so với trà xanh thông thường. Mà EGCG này cũng chính là một loại tannin chính có trong trà xanh, đặc biệt là trà xanh. Điều này khiến matcha có ảnh hưởng đáng kể hơn đến quá trình hấp thụ sắt so với các loại thực phẩm khác, nếu bạn dùng matcha không đúng cách.
Matcha có gây thiếu sắt không?
Theo bà Kirbie Daily - PGĐ. bộ phận Nutrition Olympic tại đại học Memphis, matcha không trực tiếp gây thiếu máu do thiếu sắt. Nhưng việc uống matcha ngay sau bữa ăn hay quá sát bữa ăn, thì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
Vậy nên, nếu bạn tiêu thụ matcha trong bữa ăn hoặc dùng nó ngay sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn giàu sắt, thì điều này sẽ làm cản trở cơ thể hấp thu khoáng chất này. Đồng nghĩa nếu dùng một số lượng lớn, trà xanh về lâu về dài cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt nếu bạn sử dụng thường xuyên.
Matcha ảnh hưởng tới lượng sắt là rất nhỏ

Theo trang Health.com, có chia sẻ ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng Sapna Peruvemba - đang học tiến sĩ khoa học dinh dưỡng tại California cho hay, mức độ ảnh hưởng của matcha với lượng sắt trong cơ thể thường không đáng kể, rất nhỏ đối với những người có sức khỏe tốt. Nên thường xuyên uống matcha hiếm khi có liên quan đến nguy cơ cao thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, những người có nguy cơ thiếu máu cao do thiếu sắt như mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, phụ nữ trong khì kinh nguyệt mà bị ra máu nhiều, người sau phẩu thuật đnag trong quá trình hồi phục, người ăn chay, người bị celiac hoặc viêm ruột,... thì cần thận trọng hơn.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của matcha đến sự hấp thụ sắt, hãy tránh uống matcha trong cùng bữa ăn hoặc sau bữa ăn giàu sắt.
Cách uống matcha không ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt
Nếu bạn muốn uống matcha mà không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, hãy lưu ý một số điều sau:
Chọn matcha nguyên chất

Sử dụng bột trà xanh nguyên chất, chất lượng vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả tối ưu khi chăm sóc da. Bạn nên mua ở những nhà sản xuất đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên bột trà xanh hữu cơ nhé. Không nên mua bột trà xanh trôi nổi trên thị trường, không có xuất xứ minh bạch.
Chọn thời điểm uống matcha
Tránh uống matcha cùng hoặc ngay sau khi ăn, vì tannin trong matcha làm quá trình hấp thụ sắt của cơ thể kém hiệu quả hơn. Vì thế, bạn nên uống matcha cách bữa ăn hoặc lúc bổ sung sắt ít nhất từ 1 - 2 tiếng, để giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu.
Kiểm soát lượng tiêu thụ

Không uống quá nhiều matcha mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Bạn chỉ nên uống khoảng 1 ly matcha mỗi ngày là hợp lý. Bên cạnh đó, kem matcha thường có hàm lượng matcha thấp hơn so với trà matcha nguyên chất, nên việc bạn chọn loại matcha nào cũng rất quan trọng đó nhé!
Càng lạm dụng quá nhiều matcha thì nó cũng có nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn.
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng
Bạn không nên uống matcha quá nhiều, cũng không nên chỉ tập trung vào nó, thay vào đó, bạn chỉ uống một lượng vừa phải, và cần có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Nếu muốn nạp thêm sắp từ thực phẩm, bạn có thể chọn đậu lăng, thịt đỏ, cá, yến mạch...
Ngoài ra, khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, xoài, bông cải xanh,... nó cũng giúp bạn hấp thu sắt tốt hơn.
Những ai nên tránh dùng matcha?
Tuy matcha có lợi cho sức khỏe, những một số người sau không nên dùng matcha như:
Người nhạy cảm với caffeine

Matcha chứa caffeine tuy nó ít hơn so với cà phê, những vẫn đủ gây kích thích hệ thần kinh, dẫn đến mất ngủ, tim đập nhanh ở những người nhạy cảm. Nếu bạn là nhóm người này, hãy hạn chế nạp caffein, hoặc tránh uống vào tối muộn, cũng có thể chọn các sản phẩm không chứa caffein.
Trẻ em và người già trên 65 tuổi

Một số người cao tuổi có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc cao hơn, nên vì thế cần cẩn trọng khi sử dụng matcha. Trong khi đó, trẻ em cũng là độ tuổi không nên sử dụng matcha.
Người bị bệnh dạ dày
Dùng matcha khi đói có thể làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến tình trạng khó chịu, kích ứng dạ dày, nếu những người đang có vấn đề dạ dày mà còn sử dụng, thì nó có thể làm bệnh nặng hơn. Do đó, bạn không nên uống matcha khi bụng đói.
Bà bầu và mẹ đang cho con bú

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác động của trà xanh đối với mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú. Ở Ý, nhóm đối tượng này chỉ được dùng dưới 120 mg EGCG mỗi ngày. Vì matcha có hàm lượng EGCG cao, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng.
Người mắc bệnh tim mạch
Caffeine trong matcha có thể khiến cho nhịp tim bị tăng lên, có thể ảnh hưởng xấu đến những người đang bị tim mạch. Để đảm bảo an toàn, nếu bạn đang có vấn đề về tim mạch, không nên tự ý sử dụng, nếu muốn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.
Ngoài ra, người bị tăng huyết áp, có vấn đề về gan... cũng cần cẩn trọng.