
Nước chè xanh Thái Nguyên hẳn không còn xa lạ gì đối với người Việt, tuy nhiên để nhận tối đa lợi ích khi uống nước chè, bạn cần tránh hãm chè trong phích nước nóng, không dùng nước chè để uống thuốc...
Những sai lầm cần tránh khi uống nước chè xanh Thái Nguyên
Trà xanh Thái Nguyên không chỉ là một thức uống giải khát, mà nó còn mang nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng của trà và tránh những tác động không mong muốn, cần sử dụng trà đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thưởng trà Thái Nguyên:
Không uống trà khi bụng đói

Uống trà xanh Thái Nguyên Trà có thể kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn, đặc biệt nếu uống lúc bụng đói vào buổi sáng. Khi bạn uống trà xanh khi đói, điều này có thể gây ra các vấn đề như đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc táo bón.... vì thế, bạn nên uống trà sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng- 2 tiếng.
Không lấy nước chè xanh uống thuốc
Chè xanh Thái Nguyên chứa nhiều hợp chất như axit tannic, caffeine, theine và vitamin, khi hòa tan trong nước có thể phản ứng hóa học với các thành phần của một số loại thuốc. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc, khiến cơ thể khó hấp thụ. Tốt nhất, khi uống thuốc bạn hãy sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc, không nên uống bằng chè xanh.
Không uống trà quá đặc

Chè Thái Nguyên chứa caffeine cao, nếu pha quá đặc thì vô tình bạn nạp quá nhiều chất này, nó có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn quá mức, đặc biệt khi uống vào buổi tối hay trước khi đi ngủ. Điều này dễ dẫn đến mất ngủ, khó ngủ đặc biệt ở người lớn tuổi hay người nhạy cảm với caffein. Ngoài ra, axit tannic trong trà đặc còn có thể liên kết với vitamin B trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt vitamin B. Ngoài ra, nó còn gây co bóp niêm mạc dạ dày, làm kết tủa protein và cản trở tiêu hóa. Cản trở sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, nếu sử dụng thường xuyên cũng có thể khiến bạn thiếu máu.
Ăn thịt chó, thịt dê không uống trà ngay
Các thực phẩm giàu protein như thịt chó và thịt dê cũng được uống chè xanh ngay sau bữa ăn. Lý do là đạm trong các loại thịt này sẽ tương tác với axit tannic trong trà, tạo ra tannalbin. Chất này có giúp giữ nước, làm chậm nhu động ruột, dễ gây tình trạng táo bón và khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, không có lợi cho sức khỏe.
Không nhai hoặc nuốt lá chè sống

Việc nhai lá chè Thái Nguyên sống và nuốt trực tiếp là một thói quen cần tránh. Trong khi gia công, quá trình này do nhiệt nên có thể khiến thành phần đường trong lá chè bị phân giải, hình thành một số hợp chất gây ung thư như benzopyrene, một chất khó hòa tan trong nước và tiềm ẩn nguy cơ gây hại nếu tiêu thụ trực tiếp. Khi pha trà, chất này không đi vào cơ thể, nhưng nhai lá trà sống có thể đưa hợp chất này vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Nên bạn tuyệt đối không được nhai lá chè.
Tránh uống trà pha để lâu hoặc qua đêm
Nước trà để quá lâu, đặc biệt qua đêm, sẽ dễ mất đi phần lớn dưỡng chất. Đồng thời, trà để lâu nước chè này bị oxy hóa nên trở nên xỉn màu, cũng có thể sinh ra vi khuẩn hoặc các chất không có lợi cho sức khỏe. Để đảm bảo hương vị và giá trị dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên uống ngay sau khi pha, và khong để nước chè quá lâu và pha đi pha lại quá nhiều lần.
Không dùng phích nước nóng hãm chè xanh

Nhiều người có thói quen mỗi khi uống chè xanh Thái Nguyên là rửa sạch chè và cho vào trong phích nước nóng, vừa hãm chè vừa để giữ cho nước luôn ấm và tiện sử dụng, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên, phương pháp này không tốt cho sức khỏe. Ở nhiệt độ cao, các hợp chất như axit tannic trong chè sẽ càng chiết xuất ra nhiều hơn, làm chè có vị đắng chát. Đồng thời, các chất thơm dễ bay hơi, và vitamin C – một thành phần có lợi – bị phân hủy. Kết quả là chè không chỉ mất đi hương vị đặc trưng mà còn giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng.
Tránh uống trà ngay sau bữa ăn
Lá trà xanh chứa nhiều axit tannic, nếu uống ngay sau bữa ăn, chất này sẽ kết hợp với protein và sắt từ thực phẩm, tạo thành phản ứng kết tủa khó tiêu. Kết quả là cơ thể hấp thụ kém các dưỡng chất, mà còn gây khó tiêu, khó chịu. Tốt nhất, hãy đợi khoảng 1- 2 giờ sau khi ăn để thưởng trà, giúp bảo toàn lợi ích của cả trà và thực phẩm.
Uống nước chè xanh lúc nào là tốt nhất?
Theo bác sĩ Joy Dubost, chuyên gia dinh dưỡng và giám đốc toàn cầu về khoa học sức khỏe tại Lipton Teas and Infusions (Mỹ), chia sẻ trên tờ báo Eating Well, bạn có thể uống trà xanh vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, như sáng, chiều hay tối – tùy theo sự tiện lợi, và nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe của nước chè xanh, cần lưu ý:
Uống chè xanh vào buổi sáng

Bắt đầu ngày mới với một tách chè xanh là lựa chọn tuyệt vời. Vào thời điểm này, cơ thể dễ dàng hấp thụ các catechin – chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong nước chè xanh. Cơ thể có thể tận dụng tối đa các hợp chất có lợi, giúp tăng cường năng lượng và nâng cao sự tỉnh táo.
Tránh uống trà gần bữa ăn
Uống trà xanh ngay trước hoặc sau bữa ăn sẽ cản trở việc hấp thu dưỡng chất của. Tannin, một hợp chất tự nhiên trong trà, có thể làm giảm hấp thụ sắt. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng protein, chất xơ và một số khoáng chất trong bữa ăn có thể làm cản trở quá trình hấp thụ flavonoid có trong chè xanh.
Vậy nên, hãy uống trà xanh ít nhất 2 giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách trọn vẹn.
Bỏ thói quen uống trà ngay sau bữa ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên uống trà xanh ngay sau khi ăn. Tannin trong trà có thể làm hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu bị ức chế và kém hiệu quả, đặc biệt là sắt.