Từ khi hình thành và phát triển, nước mắm Liên Hiệp luôn gìn giữ và bảo tồn phương pháp sản xuất nước mắm thủ công khép kín. Từ công đoạn chọn nguyên liệu, chỉ dùng loại cá cơm tươi rói đặc trưng vùng biển xứ đảo được đội ghe tàu Liên Hiệp đánh bắt đưa về nhà thùng. Tại đây cá cơm được chọn lựa thủ công theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi thực hiện quy trình ủ chượp, lên men với nước và muối tinh khiết trong thùng gỗ do chính tay nghệ nhân lão thành của gia tộc đóng. Tất cả để tạo ra loại nước mắm sạch, có màu sắc bắt mắt, hương vị đặc trưng mà chỉ có ở nước mắm truyền thống Đảo Ngọc.
I. Nước mắm Liên Hiệp - Trăm năm lịch sử hình thành và phát triển
"Nước mắm từ Tâm - Trăm năm đúc kết"
Nước mắm - dấu ấn văn hóa ẩm thực gắn liền với hành trình mở cõi về đất phương Nam của dân tộc Việt. Nước mắm truyền thống Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên được Liên minh Châu u (EU) công nhận chỉ dẫn xuất xứ địa lý hàng hóa và được chính phủ vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nước mắm không chỉ là món gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt qua nhiều thế hệ mà còn được xem là nguồn dinh dưỡng cấp thiết đối với những người con đất Việt thuở khai khẩn, xây dựng vùng đất mới. Vài muỗng nước mắm chan vội chén cơm trắng giúp nông dân vững bụng ra đồng. Hớp nước mắm đậm đà, ấm lòng ngư dân, thêm sức dẻo dai, vững tay lưới trên ngư trường những ngày giông bão.
Phú Quốc, hòn đảo cực Nam tổ quốc, nơi có những con người chịu thương, chịu khó, nắng gió hai mùa, đất liền cách trở, trải qua nhiều thế hệ đúc kết, tiền nhân xứ đảo đã khéo léo kết hợp những sản vật được thiên nhiên ưu đãi nơi đây để tạo nên một món gia vị cực phẩm vang danh thế giới - Nước mắm Phú Quốc.
Người ta nói rằng, người Phú Quốc đã biết làm nước mắm hơn hai trăm năm trước. Ban đầu, những cư dân từ miền Trung đến định cư đã mang theo nghề nước mắm truyền thống ủ chượp trong lu, khạp. Qua thời gian, những cư dân đầu tiên đã khám phá bí truyền giúp nước mắm thơm ngon hơn, gia tăng sản
lượng bằng cách ủ chượp những con cá cơm trong thùng gỗ to đóng bằng loại cây bời lời có nhiều trên đảo.
Phương pháp ủ chượp trong thùng gỗ, đưa sản lượng từ vài tấn lên 10 đến 14 tấn mỗi thùng. Nước mắm được ủ trong thùng gỗ bời lời đảm bảo vệ sinh, nhiệt độ ổn định, thuận lợi cho việc lên men giúp giữ được hương vị nguyên bản. Bí quyết này tạo ra loại nước mắm có màu nâu hổ phách, vị thanh dịu, ngọt đạm đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất cứ loại nước mắm khác trên mọi vùng miền đất nước.
Xã Dương Đông (nay là phường Dương Đông), nơi tập trung các cảng cá dọc theo dòng sông cùng tên đổ về cửa biển Dinh Cậu, không biết từ bao giờ, đã hình thành nên làng nghề làm nước mắm, những dãy nhà thùng tấp nập chuyên ủ chượp loại cá cơm béo nục, tươi rói được các đoàn ghe đánh bắt ngay tại vùng biển xung quanh đảo.
Bà Năm Hòn theo Cha đến lập nghiệp trên đảo này từ thời con gái. Người phụ nữ miền Trung đảm đang, khéo léo, siêng năng học nghề từ gia tộc và nhanh chóng xây dựng nên nhà thùng đầu tiên cho mình cạnh cảng Cầu Đình, sông Dương Đông vào những năm 60 thế kỷ trước. Nguồn cá cơm được đoàn ghe của chồng bà, ông Sáu Thành đánh bắt. Ông vốn là cư dân đảo lâu đời, và là một trong những nghệ nhân đóng thùng gỗ ủ chượp nước mắm đầu tiên của làng nghề nước mắm. Ông và Bà tạo nên quy trình chế biến khép kín, giúp kiểm soát và đảm bảo chất lượng từng giọt nước mắm xuất xưởng từ thuở ban sơ dựng nghiệp.
Ông bà luôn tâm niệm, nước mắm không chỉ là một nghề sinh nhai, nguồn kinh tế giúp nuôi dạy các con khôn lớn, mà còn là nơi Ông bà gởi trọn tâm huyết với nghề, để tạo ra món gia vị dân dã, bổ dưỡng, biểu tượng ẩm thực đặc sắc của cư dân Phú Quốc nói riêng, và của người Việt nói chung.
Ngày nay, nước mắm bà Năm Hòn có tên thương hiệu là Nước mắm Liên Hiệp với cơ sở có hơn 200 thùng ủ chượp với diện tích trên 5000m2. Thương hiệu nước mắm được đặt theo tên hai cô con gái của Ông bà, Liên và Hiệp, thế hệ thứ ba mà vợ chồng bà Năm Hòn gởi gắm tâm tư kỳ vọng sẽ tiếp nối gìn giữ bản sắc nghề thủ công gia tộc và tâm đức nhà thùng mà Ông bà tạo dựng từ lúc khởi nghiệp.
Thế hệ trẻ kế thừa tiếp quản, chất lượng nước mắm được đo lường và giám sát khoa học hơn, nhưng quy trình sản xuất nước mắm vẫn tuân thủ phương pháp thủ công khép kín. Nước mắm Liên Hiệp là một trong số ít nhà thùng sở hữu đoàn ghe mang tên Hữu Tâm chuyên đánh bắt cá cơm, được anh Tâm và Đồng, hai người con trai ông bà đảm trách, đảm bảo nguồn cá đủ độ tươi, bảo quản đúng cách và chủ
động nguồn nguyên liệu sản xuất quanh năm.
Nước mắm Phú Quốc thành danh bởi nguồn nguyên liệu đặc hữu, vùng biển có đa dạng các loại cá cơm, đặc biệt loại cá cơm sọc tiêu chỉ có tại vùng biển ven đảo. Không những thế, đảo Ngọc là vùng biển duy nhất có được hai mùa đánh bắt loại loại cá cơm trứ danh này, giúp đảm bảo sản lượng nước mắm Phú Quốc quanh năm.
Cá cơm tươi từ đoàn ghe Hữu Tâm đánh bắt về, luôn được nhà thùng Liên Hiệp lựa chọn thủ công loại bỏ cá tạp, giúp đảm bảo độ đạm tiêu chuẩn, sau đó được đem đi ủ chượp với muối tinh khiết trong thùng gỗ, thanh lọc nhiều lần trong ít nhất 12 tháng. Tất cả để tạo ra loại nước mắm có độ đạm cao,
chất lượng sạch, màu sắc bắt mắt và hương vị đặc trưng chỉ có ở nước mắm truyền thống Đảo Ngọc.
Nước mắm cốt Liên Hiệp có độ đạm cao, trên 40 độ, sẩm màu hổ phách, không pha trộn bất kỳ phụ gia nào, hương vị thơm nhẹ, vị mặn không quá chát, gắt khi nếm, có vị ngọt thanh từ đạm cá đọng lại nơi cuối lưỡi.
Nước mắm Liên Hiệp có thể dùng nguyên gốc như nước chấm hay nêm nếm món ăn, tẩm ướp nguyên liệu thực phẩm, giúp hương vị các món xào, nướng, canh thêm đậm đà, dậy mùi hấp dẫn, nâng tầm khẩu vị.
Nước mắm Liên Hiệp, tinh hoa của đất trời, món quà từ sản vật thiên nhiên ưu đãi đảo Ngọc, gia vị không thể thiếu trong những bữa cơm ấm áp của mọi gia đình Việt.
II. Giới thiệu
Nước mắm truyền thống Phú Quốc là một trong những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam và là sản phẩm đầu tiêu được Liên minh Châu Âu (EU) công nhận chỉ dẫn xuất xứ địa lý hàng hóa.
Nghề làm nước mắm truyền thống ở Phú Quốc có lịch sử hơn hai trăm năm, được đánh giá là di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với tiến trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt. Tại Phú Quốc hiện có 57 nhà thùng nước mắm, trong đó có 55 nhà thùng là hội viên của Hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc, trong đó nhà thùng nước mắm Liên Hiệp là một trong những gia tộc có lịch sử làm nghề lâu đời qua nhiều thế hệ trải qua gần trăm năm.
Từ khi hình thành và phát triển, nước mắm Liên Hiệp luôn gìn giữ và bảo tồn phương pháp sản xuất nước mắm thủ công khép kín. Từ công đoạn chọn nguyên liệu, chỉ dùng loại cá cơm tươi rói đặc trưng vùng biển xứ đảo được đội ghe tàu Liên Hiệp đánh bắt đưa về nhà thùng. Tại đây cá cơm được chọn lựa thủ công theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi thực hiện quy trình ủ chượp, lên men với nước và muối tinh khiết trong thùng gỗ do chính tay nghệ nhân lão thành của gia tộc đóng. Tất cả để tạo ra loại nước mắm sạch, có màu sắc bắt mắt, hương vị đặc trưng mà chỉ có ở nước mắm truyền thống Đảo Ngọc.
Nước mắm cốt Liên Hiệp có độ đạm cao, trên 40 độ, màu cánh gián đậm đà, không pha trộn bất kỳ phụ gia nào, đảm bảo hương vị thơm nhẹ, vị mặn không chát, quá mặn khi nếm, có vị ngọt thanh từ đạm cá ở cuối lưỡi, là một gia vị không thể thiếu trong những bữa cơm ấm áp của mọi gia đình Việt.
Nước mắm Liên Hiệp tự hào và vinh dự là một trong những người gìn giữ bản sắc nghề thủ công truyền thống, "linh hồn" của thành phố đảo, biểu tượng văn hóa ẩm thực Việt Nam, góp phần mang thực phẩm sạch đến mỗi gia đình và đưa sản phẩm Việt vươn xa ở thị trường quốc tế.
III. Hướng dẫn nhận biết nước mắm Phú Quốc
IV. Giấy tờ - chứng nhận
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chứng nhận OCOP sản phẩm
Các chứng nhận khác
V. Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống
1. Chọn cá
Cá đánh bắt về sẽ được chọn lọc loại bỏ cá tạp, để đảm bảo chất lượng thành phẩm thượng hạng.
Liên Hiệp sở hữu đội tàu Hữu Tâm chuyên đánh bắt nguồn cá cơm loại tốt nhất dùng làm nguyên liệu cho nước mắm theo từng mùa
2. Chọn muối
Muối sau khi thu mua phải bảo quản trong kho khoảng 3 đến 6 tháng để các ion Ca, Mg, K- những thành phần gây chát, đắng mất dần đi, khiến vị muối dịu hơn.
3. Trộn cá và muối
Tỷ lệ chuẩn để trộn cá biển của làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống là 3:1, cứ 3 tấn cá sẽ được trộn đều với 1 tấn muối trong thùng gỗ và đem đi ủ.
Cá tươi khi đánh bắt về sẽ được ủ ngay với muối giúp đảm bảo chất lượng cá, tạo thành phẩm có hương vị thơm ngon.
4. Ủ chượp
Ủ chượp là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nước mắm. Cá và muối được gài nén, ủ trong các thùng gỗ từ 12 đến 15 tháng. Ủ chượp là quá trình enzyme thủy phân giúp phân giải các chất protein trong thịt cá để tạo nên các acid amin có lợi, và các enzyme này phát triển thực sự thuận lợi bên
trong mặt bám của thùng gỗ.
Các thùng gỗ được sắp xếp trong các gian nhà kín đảm bảo môi trường, nhiệt độ ổn định, tạo điều kiện để ủ chượp và lên men đúng quy trình.
5. Kéo rút, lọc mắm
Khi nước trong thùng chượp chuyển sang màu nâu vàng và mùi thơm lan toả, đó là lúc chượp đã chín và nhà sản xuất sẽ tiến hành rút mắm nhĩ thông qua vòi ở đáy chượp.
Nước mắm cốt sẽ được rút khoảng 50 đến 70% so với lượng nước mắm có trong chượp. Phần mắm cốt còn lại sẽ tiếp tục ủ để cho ra nước mắm loại Nhất.
6. Kiểm định
Sau quá trình lọc thì nước mắm sẽ được đóng chai và chuyển đến cơ sở kiểm định nhằm kiểm tra, đảm bảo thành phần và vệ sinh an toàn thực phẩm
TUYỂN DỤNG MỚI