
Trà Thái Nguyên là một loại trà trứ danh của Việt Nam, để làm nên loại trà này cần trải qua quy trình sản xuất công phu như thu hái, làm héo, diệt men, vò trà, sao khô, đánh hương, đóng gói bảo quản.
Thông tin về trà Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên là tên gọi chung khi nói về loại trà nổi tiếng có nguồn gốc từ tỉnh Thái Nguyên - Việt Nam. Trà ở đây thường có cánh trà nhỏ, xoăn đều và hương thơm dịu nhẹ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị chát nhẹ đầu lưỡi, nhanh chóng chuyển sang hậu vị. Không chỉ là thức uống quen thuộc của người Việt, trà Thái Nguyên còn được xem ngành nông nghiệp trọng điểm của nước ta.
Mặc dù trà hay chè được trồng ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Thái Nguyên điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng, khiến cho cây trà nơi đây phát triển mạnh mẽ, mang theo những phẩm chất rất riêng biệt. Chỉ cần nhắc đến trà, người ta lập tức nghĩ đến vùng đất Tân Cương – Thái Nguyên.
Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên danh tiếng trà Tân Cương chính là nguồn nước suối tự nhiên từ dãy núi Tam Đảo. Dòng nước mát lành, tinh khiết ngày đêm tưới mát những đồi trà xanh mướt, tạo nên những búp trà non tươi tốt, mang lại chất lượng vượt trội không nơi nào sánh được. Góp phần tạo nên sự nổi tiếng của nền kinh tế trà ở đây.
Quy trình sản xuất trà Thái Nguyên gồm những bước nào?
Trà Thái Nguyên là một nghệ thuật, đòi hỏi các nghệ nhân lành nghề và chất lượng trà tươi đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là các công đoạn chính để sản xuất trà Thái Nguyên:
Thu hái búp trà

Nguyên liệu chính là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng trà. Chè xanh được trồng ở cái đồi chè ở Thái Nguyên, đây là nơi có khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng màu mỡ, giúp cho những búp trà ở đây đạt tiêu chuẩn vượt trội. Theo đó, khi trà đến thời thu hoạch, người dân sẽ tiến hành hái thủ công từng lá trà non vào sáng sớm lúc sương mai còn đọng trên những lá trà, như thế sẽ giúp giữ trọn độ tươi và hương thơm tự nhiên. Tùy vào dòng trà, tiêu chuẩn thu hoạch lá trà cũng khác nhau. Ví dụ:
- Trà đinh là loại trà chỉ lấy búp non nhỏ như đầu đinh
- Trà móc câu sử dụng loại 1 tôm 2 lá
- Trà nõn tôm lại là dòng trà chỉ sử dụng1 tôm 1 lá
Chất lượng càng cao thì giá thành trà càng cao.
Làm héo trà
Sau khi hái xong, búp trà sẽ được mang đi trải mỏng trên mẹt tre hoặc nứa, rồi để ở nơi thoáng mát để làm héo nhẹ. Việc này lá trà giúp giảm độ ẩm và giúp chúng trở nên mềm hơn, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành những công đoạn tiếp theo. Thời gian làm héo trà dao động khoảng 2-6 giờ, thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào thời tiết và loại trà mà bạn cần sản xuất.
Tiến hành diệt men

Diệt men là bước nhằm ngăn quá trình oxy hóa, giúp trà giữ màu xanh đặc trưng và hương thơm tinh tế. Lá trà được sao trên chảo gang truyền thống hoặc sử dụng máy diệt men hiện đại ở nhiệt độ cao trong vài phút. Quá trình này phải thực hiện đúng kỹ thuật, để đảm bảo lá trà không bị cháy và duy trì chất lượng tối ưu.
Vò trà tạo hình
Vò trà giúp định hình và kích thích lá trà tỏa hương thơm. Lá trà được vò nhẹ bằng tay hoặc máy để tạo nên hình dáng cong đặc trưng, có thể tạo thành như móc câu hoặc dạng tôm, đồng thời giải phóng các hợp chất thơm, giúp trà có mùi cốm non thanh khiết.
Sao khô trà

Sao khô giúp định hình trà và kéo dài thời gian sử dụng. Trà được sao trên chảo gang nóng hoặc sấy trong lò ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn, giúp ngăn làm dậy hương thơm và bảo vệ dáng trà.
Đánh hương
Đánh hương là quá trình giúp tăng mùi cốm non cho trà Thái Nguyên. Trà được làm nóng nhẹ để kích thích hương thơm tự nhiên, không được thêm các hương liệu, như thế trà vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe.
Kiểm định sản phẩm

Sau khi hoàn thành quy trình chế biến trà, cần kiểm tra và kiểm định chất lượng trà một lượt, bao gồm cả hình dáng, mùi hương, chất lượng trà thành phẩm, khi sản phẩm đã đạt chất lượng thì mới mang đi đóng gói.
Đóng gói trà
Trà Thái Nguyên được đóng gói bằng túi hút chân không hoặc cho vào các hộp trà, bao bì thiết kế thì tùy vào nhà sản xuất. Khi mua bạn có thể chọn các loại trà được đóng gói theo từng túi nhỏ để dễ sử dụng và bảo quản.
Bảo quản

Trà bạn chỉ cần mang bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trà, cũng không để trà ở nơi ẩm ướt hay có mùi nồng. Sau mỗi lần sử dụng xong thì bạn nên đậy kín, tránh để không khí tràn vào.
Cách nhận biết trà Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên có sự khác biệt nổi bật như nó thường có mùi hương cốm non ngọt ngào tỏa ra ngay khi mở túi trà. Cánh trà hình móc câu, khô giòn, màu xanh đen tự nhiên. Nước trà ban đầu thì chát nhẹ sau đó la ngọt ngào lưu lâu trong cổ họng.
Trà Thái Nguyên còn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều tannin. Sau khi uống, bạn sẽ cảm thấy khoang miệng sạch sẽ, có thể nhận thấy hơi rít răng.
Trong khi đó, trà kém chất lượng thường có mùi hắc, mốc hoặc lẫn mùi hóa chất. Khi pha, nước trà ngả màu vàng nâu, đục, nhiều cặn và thiếu độ trong sánh, uống trà này cũng đắng gắt, khé cổ, không có hậu ngọt rõ nét như trà Thái Nguyên chuẩn.
Do đó, lựa chọn mua trà Thái Nguyên ở các nhà cung cấp uy tín, có xuất xứ mình bạch, ưu tiên trà hữu cơ.